Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài.
Báo cáo của bộ này tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương sáng 10-4 cho hay tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700.000 tỉ đồng và nếu giải ngân hết nguồn lực này thì sẽ kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Nguồn thu NSNN giảm do tăng trưởng thấp, giá dầu thô giảm, các chính sách được điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp hiện rất chậm cũng là một rủi ro lớn đối với nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Thượng tướng quân đội, công an được sử dụng ô tô không quá 1,1 tỉ đồng
Theo Bộ Tài chính, nếu dịch COVID-19 kết thúc trong quý II-2020 và GDP đạt khoảng 5,3%, giá dầu thô khoảng 35 USD/thùng… thì thu NSNN ước giảm khoảng 140.000-150.000 tỉ đồng, trong đó thu ngân sách trung ương giảm khoảng 100.000-110.000 tỉ đồng, ngân sách địa phương giảm 40.000 tỉ đồng.
Trường hợp tăng trưởng GDP không đạt mức dự kiến nêu trên (dưới 5% như dự báo của các tổ chức quốc tế), thu NSNN sẽ giảm lớn hơn, nhất là số thu ngân sách ở các khu vực kinh tế trọng điểm đang chịu rất nhiều tác động từ sự đình trệ của các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, logistics… như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng…
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cắt giảm ít nhất 30% kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% công tác phí nước ngoài (riêng các cơ quan trung ương dự kiến tiết kiệm được khoảng 600.000-700.000 đồng).
Các địa phương, bên cạnh việc sử dụng dự phòng, dự trữ tài chính của ngân sách địa phương, phải chủ động sử dụng từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và kinh phí cải cách tiền lương còn dư để xử lý. Đối với những địa phương khó khăn, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ theo các mức 30%, 50% và 70% kinh phí thực phát sinh ở địa phương.
Đối với cân đối ngân sách trung ương, dự kiến dành 34,6 ngàn tỉ đồng nguồn tăng thu và chi ngân sách trung ương còn lại của năm 2019 chuyển sang năm 2020, trong đó dự kiến dành 20.000 tỉ đồng để cùng với ngân sách địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội theo nghị quyết của Chính phủ.
Sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm, trước mắt sử dụng khoảng 50% dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả dịch COVID-19, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Bộ Tài chính còn cho hay một số tổ chức quốc tế đề xuất cho Việt Nam vay hỗ trợ ngân sách như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD… thì bộ này đã báo cáo Thủ tướng.
Hiện nay, bộ này đang đàm phán với các nhà tài trợ này để có điều kiện vay ưu đãi nhất, dự kiến có thể vay với chi phí thấp từ các tổ chức này khoảng 1 tỉ USD.
Theo PLO.
Thủ tướng Hun Sen sở hữu kiệt tác đồng hồ Patek Philippe 60 tỷ.
Thủ tướng Hun Sen sở hữu kiệt tác đồng hồ Patek Philippe 60 tỷ.