26 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Tám 15, 2024
Home Kinh tế & Thời sự Đất Vàng nhà máy xe lửa Gia Lâm cần được đấu giá...

Đất Vàng nhà máy xe lửa Gia Lâm cần được đấu giá ” Công Khai,Minh Bạch”.

Dù việc di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm mới chỉ là đề xuất nhưng giá đất quanh khu vực này đã bắt đầu nóng lên.  

Mới đây, lãnh đạo quận Long Biên (Hà Nội) đề nghị Thành phố chỉ đạo di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm để sử dụng quỹ đất phù hợp với quy hoạch.

Lý do được đưa ra là hiện trạng sử dụng đất tại nhà máy này chủ yếu để cho thuê, sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Được biết, nhà máy xe lửa Gia Lâm nằm ở vị trí trung tâm của quận Long Biên, địa giới hành chính thuộc phường Gia Thụy và Ngọc Lâm.

Nhà máy có diện tích 20ha, thuộc quyền quản lý của Chi nhánh Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam – Liên hiệp sức kéo đường sắt.

Nhà Máy Xe lửa Gia Lâm nằm ở vị trí trung tâm quận Long Biên.

Dù đây mới chỉ là đề xuất của quận Long Biên và lãnh đạo quận này cũng chưa tiết lộ sau khi di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm sẽ sử dụng quỹ đất vàng nói trên vào mục đích gì, tuy nhiên, giới môi giới bất động sản lại tỏ ra là những người nhạy cảm hơn ai hết.

Trong vai người đang có nhu cầu mua đất quanh khu vực nhà máy xe lửa Gia Lâm, chúng tôi được một số nhân viên môi giới bất động sản tư vấn nhiệt tình. Đa số các nhân viên này đều đã nắm được thông tin đề xuất di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm, thậm chí có người còn khẳng định trên khu đất sau này sẽ xây chung cư.

“Họ sẽ di chuyển nhà máy ra chỗ khác để xây dự án chung cư. Giá đất mặt đường Nguyễn Văn Cừ gần khu vực nhà máy hiện đã tăng lên chừng 100 triệu đồng/m2, trong khi trước đó khá rẻ, chỉ tầm 60-70 triệu đồng/m2. Do đó, đầu tư vào đây rất tốt”, nhân viên một sàn bất động sản ở quận Long Biên cho biết.

Mức giá mà nhân viên trên đưa ra vẫn còn khá “mềm”, bởi theo nhân viên một sàn bất động sản khác (cũng tại quận Long Biên), giá đất mặt đường Nguyễn Văn Cừ gần khu vực nhà máy xe lửa Gia Lâm hiện đã tăng lên khoảng 140 triệu đồng/m2, còn ở trong ngõ, cách đó vài trăm mét cũng phải 35-40 triệu đồng/m2.

Đấu giá để tránh thất thoát

Trao đổi với Đất Việt, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng lưu ý, trong trường hợp phải di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm, để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước, không nên giao thẳng khu đất vàng này cho một nhà kinh doanh nào, giống như trường hợp của khu Triển lãm Giảng Võ đã làm trước đây.

“Đất đó là đất vàng, nhưng giá trị đất đai đô thị làm sao biết là bao nhiêu, chỉ có thể xác định thông qua đấu giá cạnh tranh thì mới biết được giá thật.

Đã có nhiều trường hợp lúc đầu xướng là một nhưng kết quả đấu giá cuối cùng lại gấp đôi. Cho nên, đất đai ở trong đô thị giao cho ai sử dụng thì phải quy định sử dụng vào việc gì, diện tích bao nhiêu, rồi đấu giá.

Ai trả giá cao thì trúng và việc đấy giá phải diễn ra công khai, minh bạch. Nếu không, tài sản Nhà nước sẽ bị thất thoát, còn người được là doanh nghiệp và một số quan chức”, ông nói.

Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh, việc di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm phải được cân nhắc, thảo luận kỹ càng, lấy ý kiến của ngành đường sắt, Bộ Văn hóa, Tổng Liên đoàn lao động, đừng chỉ nhìn thấy giá trị của đất đai trong quy hoạch.

“Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã có từ lâu đời và nó gắn liền với lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

Dĩ nhiên, thực tế cũng có nhiều cơ sở lịch sử của ngành đường sắt không còn tồn tại nữa, như nhà máy xe lửa Trường Thi. Những nhà máy này không chỉ sản xuất, sửa chữa đầu máy và toa xe mà còn là nơi hoạt động cách mạng và đã có nhiều thành tích.

Do đó, nếu di dời nhà máy, phải cân nhắc kỹ, không chỉ ý nghĩa hiện tại mà phải xem xét cả ý nghĩa lịch sử của nó trong nhiều mặt.

Nếu sau khi cân nhắc mọi lẽ mà thấy rằng nó cản trở sự phát triển của đô thị thì có lẽ cũng cần xem xét. Trường hợp di dời nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai ra khỏi TP Hạ Long trước đây là một ví dụ.

Nhà máy ấy có từ lâu đời, nhưng do sự phát triển đô thị, việc tồn tại của nhà máy, tuy có nhiều giá trị lớn và lúc bấy giờ vẫn đang hoạt động rất mạnh, cản trở sự phát triển nên phải di dời ra ngoài TP và Nhà nước phải chi tiền cho việc di dời ấy.

Đấy là 1 quyết định đúng đắn và nhờ đó mà TP Hạ Long mới phát triển được như ngày nay”, TS Phạm Sỹ Liêm phân tích.

Dù chưa có điều kiện đi sâu xem quy hoạch phát triển của Gia Lâm nhưng theo ông Phạm Sỹ Liêm, con đường sắt sớm hay muộn sẽ không đi qua Hà Nội trong nội thành nữa.

Theo đó, vận tải hàng hóa đã vòng lên cầu Thăng Long, chỉ còn có vận tải một ít hành khách nhưng trong tương lai, vận tải hành khách sẽ có đường sắt đô thị trên cao Yên Viên – Ngọc Hồi.

Ga Xe Lửa Gia Lâm nhìn từ trên cao.

Đường sắt ở dưới đất sẽ cản trở giao thông xuyên ngang của thành phố khiến cho các tuyến đường, các lối đi vượt đường sắt phải cách nhau rất xa, giao thông bị tắc nghẽn.

“Trong khi nghiên cứu chống tắc nghẽn giao thông đô thị của TP, tôi đề xuất nên có kế hoạch dỡ bỏ tuyến đường sắt đó vì nó không cần thiết và không có giá trị nữa. Dỡ bỏ như thế vừa giải quyết được vấn đề giao thông vừa không cần làm thêm cầu đường sắt nữa.

Hiện nay cầu Long Biên hư hỏng, ngành  đường sắt đang tìm chỗ xây dựng cầu mới thay thế. Bỏ ra một đống tiền, trong khi 1 ngày chỉ có mười mấy chuyến tàu ra vào, liệu có đáng?

Cho nên, việc di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm liên quan nhiều mặt mà cả người muốn giữ lại cũng như người muốn chuyển đi đều phải cân nhắc”, ông Liêm nói.

Theo BaoDatviet.

Gateway-Tại sao buổi thực nghiệm lại thiếu vắng bà Quy ?

TT Donald Trump cảnh cáo Trung Quốc phải dừng trấn áp vũ lực tại HongKong

 

Tin nổi bật

Ái nữ nhà tỷ phú Trần Bá Dương: Quý cô độc thân hấp dẫn của làng thời trang, cuộc sống tuổi 30 ngập tràn...

Bên cạnh với việc được nhiều người biết đến là con gái của tỷ phú ô tô Trần Bá Dương, Trần Viên Ngọc Trân...

BMW ra mắt phiên bản đặc biệt X2 Edition M Mesh

BMW X2 Edition M Mesh sử dụng màu ngoại thất độc đáo. Có lẽ X2 là một trong những mẫu xe sở hữu thiết kế...

Lexus ra mắt phiên bản UX Black Line 2021, chỉ sản xuất 1.000 chiếc

Phiên bản đặc biệt Lexus UX Black Line 2021 tạo điểm khác biệt với thiết kế nội/ngoại thất được nâng cấp. Được phát triển từ...

Polestar Precept sẵn sàng cạnh tranh với Tesla Model S

Mẫu sedan 4 cửa của Polestar sẽ cạnh tranh với các đối thủ như Tesla Model S và Porsche Taycan. Ra mắt trực tuyến vào...