Chen Qiushi, 34 tuổi, đến từ thành phố Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông ở đông bắc Trung Quốc. Một ngày sau khi thành phố Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh bị chính quyền phong tỏa để ngăn chặn chủng mới virus corona (nCoV) gây viêm phổi cấp lây lan, Chen bắt chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Vũ Hán vào đêm giao thừa (24/1), khi nhiều người đang quây quần bên gia đình.
“Tôi từng nói rằng tôi là một nhà báo công dân. Tôi là nhà báo loại nào nếu không vội vã ra tiền tuyến khi có tai họa?”, Chen nói trong video đầu tiên ở Vũ Hán, khi anh vừa rời tàu cao tốc ở nhà ga Hankou. “Tôi sẽ dùng máy ảnh của mình để chứng kiến và ghi lại những gì đang thực sự xảy ra dưới nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của Vũ Hán. Tôi sẵn sàng giúp truyền tiếng nói của người Vũ Hán ra thế giới bên ngoài”.
Chen cam kết anh sẽ không khởi đầu hay lan truyền tin đồn, gây sợ hãi hay hoảng loạn, nhưng cũng nhấn mạnh không che đậy sự thật. Chen được xem là “tai mắt” của những người muốn theo dõi cuộc sống thực tế ở Vũ Hán.
Máy ảnh của Chen đã cho thấy sự đau đớn và tuyệt vọng của những người bị nhiễm virus: một người òa khóc bên ngoài bệnh viện sau nhiều ngày không được tiếp nhận vì tình trạng quá tải, bệnh nhân được hỗ trợ oxy nằm trên giường bệnh tạm ở hành lang đông đúc. Ở một góc bệnh viện, người phụ nữ đeo khẩu trang ôm chặt thi thể tái nhợt của người thân đã mất trên chiếc xe lăn, tuyệt vọng gọi điện đến nhà xác.
“Tôi sợ chứ, khi mà trước mặt là virus và sau lưng là cơ quan thực thi pháp luật, nhưng tôi sẽ giữ vững tinh thần”, Chen nói trong video được quay từ phòng khách sạn của mình hôm 30/1. Chen chỉ có những dụng cụ bảo hộ cơ bản là một chiếc khẩu trang và kính. Theo lời Chen, bố mẹ anh ở Thanh Đảo nhiều lần bị nhà chức trách hỏi. “Chỉ cần tôi còn sống và ở thành phố này, tôi sẽ tiếp tục đưa tin. Tôi không sợ chết”.
Trong video, Chen cũng nhắc đến 8 người đầu tiên cố cảnh báo dịch bệnh nhưng bị cảnh sát cáo buộc phát tán thông tin sai lệch và khiển trách, bao gồm bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng. “Đến bây giờ cảnh sát Vũ Hán thậm chí không đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào”, Chen nói.
Một tuần sau, bác sĩ Lý qua đời tại khu chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, nơi anh làm việc, bởi chính loại virus mà anh đã cố cảnh báo.
https://tintuc.authentic.com.vn/thanh-pho-dai-ly-chan-xe-lay-khau-trang-cua-hang-xom-trung-khanh/
Những người bạn của Chen nói rằng họ thường xuyên gọi điện cho anh để kiểm tra liệu anh có bị nhà chức trách đưa đi vì những báo cáo của mình. Đến sáng sớm ngày 6/2, Chen không trả lời điện thoại, khiến lo lắng của họ càng tăng lên.
Ngày 7/2, mẹ Chen xuất hiện trong video do bạn bè đăng lên tài khoản Twitter của anh, nói rằng con trai bà đã biến mất. Những người bạn thân thiết cho biết Chen để lại thông tin đăng nhập Twitter cho họ phòng trường hợp anh bị nhà chức trách bắt.
“Tôi ở đây để cầu xin mọi người trên mạng, đặc biệt là những người bạn ở Vũ Hán, giúp tìm Qiushi, tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với con tôi”, bà nói.
Trong buổi phát trực tiếp trên YouTube tối hôm đó, Xu Xiaodong, một võ sĩ đồng thời là bạn của Chen, cho biết mẹ của Chen nói rằng anh đã bị cách ly.
“Trong vài giờ qua, công an Thanh Đảo và công an từ trên bộ thông báo cho bố mẹ của Qiushi rằng anh bị giữ dưới danh nghĩa kiểm dịch. Mẹ của Qiushi ngay lập tức hỏi họ anh bị đưa đi khi nào và ở đâu, song họ từ chối trả lời”, Xu nói, nhấn mạnh rằng Chen hoàn toàn khỏe mạnh trước khi mất tích.
Cả cảnh sát thành phố Vũ Hán và Thanh Đảo đều cho biết họ không có thông tin gì về Chen.
“Chúng tôi lo lắng cho sự an toàn thể chất của cậu ấy nhưng cũng lo lắng trong lúc mất tích, cậu ấy có thể bị nhiễm virus”, một người bạn được Chen ủy quyền tài khoản Twitter cho hay, với điều kiện giấu tên.
Hôm 9/2, việc Chen biến mất bắt đầu thu hút sự chú ý trên Weibo với nhiều người kêu gọi anh nên được thả. “Hy vọng nhà chức trách có thể đối xử công bằng với Chen Qiushi”, một người dùng Weibo cho hay. “Chúng tôi không thể chịu đựng thêm một Lý Văn Lượng thứ hai”.
Đây không phải lần đầu tiên Chen gặp vấn đề với nhà chức trách. Tháng 8/2019, Chen đến Hong Kong để đưa tin về các cuộc biểu tình ở thành phố. Trong các bài đăng trên Weibo, Chen đi ngược lại quan điểm của Trung Quốc khi nói rằng hầu hết người biểu tình đều ôn hòa, “không phải tất cả họ đều là kẻ bạo loạn”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nhiều lần khẳng định người biểu tình Hong Kong “bạo loạn” và “ly khai”.
Chuyến đi Hong Kong của Chen kết thúc đột ngột khi anh bị chính quyền đại lục gọi về Bắc Kinh. Trong một video sau đó, Chen cho biết anh liên tục bị nhà chức trách gọi đến thẩm vấn từ khi trở về từ Hong Kong. Tất cả các tài khoản mạng xã hội Trung Quốc của Chen sau đó bị xóa.
Đầu tháng 10, Chen trở lại trong một video trên YouTube, thề sẽ tiếp tục lên tiếng. Kênh của anh hiện có 433.000 người đăng ký. Chen cũng có một tài khoản Twitter với 246.000 người theo dõi. Trung Quốc chặn YouTube và Twitter nhưng nhiều người dùng tường lửa để truy cập hai mạng xã hội này.
Truyền thông Trung Quốc hiện không đưa tin về sự biến mất của Chen.
Dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, hồi tháng 12 đã khiến 910 người tử vong, hơn gần 100 người so với đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), và hơn 40.000 ca nhiễm bệnh. Nhóm các chuyên gia y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầ
Theo Vnexpress.
https://tintuc.authentic.com.vn/noi-dang-tu-minh-ngay-cang-xung-dang-tro-thanh-dan-toc-de-gay-hieu-nham/
https://tintuc.authentic.com.vn/kiet-suc-novaland-cau-cuu-bo-xay-dung/