Có những doanh nhân làm ăn chân chính đi lên bằng những lao động sáng tạo miệt mài trong công việc. Những bên cạnh đó lại có những doanh nhân làm ăn gian dối, chộp giật lừa dối chính những người dân trên quê hương minh. Hay quảng cáo và mong muốn hơi quá đà so với thực tiễn.
Khải Silk– Cái Tên đình đám một thời của làng doanh nhân cũng như giới giải trí Việt đã chính thức mất tích.Khải Silk đã không còn xuất hiện đăng đàn trên truyền thông bằng những chia sẻ mang tính dạy đời nữa.
vào cuối năm 2017 một khách hàng người Việt bức xúc khi mua một lô hàng 60 khăn lụa tại cửa hàng Khaisilk (113 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) đã phát hiện một sản phẩm trong đó vừa có mác “Khaisilk Made in Vietnam”, vừa có mác “Made in China”. Khách hàng này kiểm tra toàn bộ lô hàng và phát hiện trong số còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Vào cuối năm 2017, lực lượng quản lý thị trường mà trực tiếp là Cục Quản lý thị trường lúc đó đã phát hiện trong cửa hàng của hệ thống Khải Silk có việc giả mạo xuất xứ, cụ thể là hàng khăn lụa Trung Quốc thay thành mác Khải Silk tức là “Made in Việt Nam”.
Nguyên Xuân Phú- Sunhouse – Hiện nay vụ việc của Sunhouse vẫn chưa được phân định một cách rõ ràng.
Theo khảo sát của PV tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP Hà Nội, cụ thể tại siêu thị BigC Thăng Long, các sản phẩm bày bán tại đây của Tập đoàn Sunhouse đều ghi hàng việt nam chất lượng cao. Tuy nhiên, quan sát kỹ thấy các thông tin sản phẩm xuất xứ lại ghi là Trung Quốc.
Khi chúng tôi thắc mắc về việc tất cả sản phẩm bày bán tại đây là của Tập đoàn Sunhouse ghi là hàng Việt Nam, chất lượng cao nhưng lại ghi xuất xứ từ Trung Quốc? Một nam nhân viên nhanh nhảu cho biết: “Vâng anh, sản phẩm bày bán ghi chỉ ghi thế thôi chứ thực chất là hàng nhập từ Trung Quốc về…”. ( theo báo Doanhnghiepthuonghieu)
Phạm Văn Tam- Asanzo– Đang bị điều tra về trốn thuế, không mua bảo hiểm cho người lao động
Luật sư Đặng Đình Thịnh (Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam).Vị luật sư khẳng định, Asanzo có dấu hiệu của tội “Lừa dối khách hàng”. Theo điều 198 BLHS quy định về tội “Lừa dối khách hàng”: Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; Nếu phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt; Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt từ 100 – 500 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 tới 5 năm tù.
Việc làm gian dối của Asanzo theo luật sư Thịnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nên cơ quan chức năng cần phải điều tra, làm rõ.
Nguyễn Tử Quảng – B phone.
Sau quãng thời gian theo đuổi phát triển thương hiệu điện thoại B phone hy vọng sẽ thay thế được Iphone tại thị trường tiêu dùng ở Việt Nam thì nay có vẻ mong muốn đó ngày càng xa với. Nhưng dù có thất bại thì ông Nguyễn Tử Quảng cũng được ghi nhận thành công trong lĩnh vực học và không hề có cách làm kinh tế lừa đảo người dân như 3 vị doanh nhân bên trên.
Theo DanViet.