Việt Nam đã có những tỷ phú vươn ra tầm thế giới và được Forbes xếp hạng, đó là điều thực sự đáng mừng. Hình ảnh những doanh nhân xuất hiện trong hào quang luôn làm mọi người phải trầm trồ, thán phục. Nhưng ít ai biết rằng sau những ánh hào quang đó họ đã phải trải qua rất nhiều gian truân và đánh đổi nhiều thứ trong cuộc đời. Hãy cùng Authentic.vn tìm hiểu xem những tỷ phú Việt đã đi lên từ đâu để có được thành công như ngày hôm nay.
ĐỖ ANH DŨNG
Sinh ra và lớn lên ở đất Hà thành, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, khác với nhiều người, Đỗ Anh Dũng sớm rời bỏ nghề công chức trong cơ quan nhà nước, tạm xa nơi mà mình sinh ra và lớn lên vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Những năm 90 của thế kỷ trước, chuyện cán bộ, công chức và người dân sử dụng taxi để đi lại hàng ngày xem ra là sự xa xỉ và chỉ dành cho những người có tiền, vậy mà ngay từnăm 1995, bằng số vốn tích tụ được, cộng với tiền vay ngân hàng, hãng xe Tân Hoàng Minh của doanh nhân Đỗ Anh Dũng đã tậu 100 đầu xe để kinh doanh taxi hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 100 xe taxi ban đầu chỉ sau một thời gian không dài, số đầu xe taxi mang thương hiệu V20 đã tăng lên hơn 1000 chiếc và là hãng taxi có uy tín nhất tại thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và Thủ đô Hà Nội. Thời điểm ấy, thương hiệu của những chiếc taxi V20 ngày đêm lăn bánh trên đường phục vụ người dân và khách quốc tế gắn liền với thương hiệu cá nhân của doanh nhân Đỗ Anh Dũng.
Vậy nhưng, đang làm ăn có hiệu quả và thu hút du khách trong và ngoài nước thì một quyết định của doanh nhân Đỗ Anh Dũng khiến nhiều người, nhất là trong giới doanh nhân rất bất ngờ. Đó là việc anh bán toàn bộ hệ thống taxi này, cộng với số vốn liếng tích lũy được từ các hoạt động kinh doanh mặt hàng mây tre đan xuất khẩu mang thương hiệu RaTex rồi chuyển ra Hà Nội dốc tâm lực và vốn liếng vào ngành kinh doanh bất động sản. Và từ đó trang sử mới trong sự nghiệp ông Dũng nở hoa.
PHẠM NHẬT VƯỢNG
Năm 1982 Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp. Đến năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga, theo ngành kinh tế địa chất.
Ngay từ năm 3 đại học ở tòa nhà Dom 5 Moskva, ông đã bắt đầu kinh doanh. Ông thuê một phòng trong DOM 5 để bán hàng, sau đó mở nhà hàng, rồi nhập hàng từ Việt Nam để bán, tiếp đó buôn áo gió (áo ấm mùa đông), lúc đầu kiếm được nhiều tiền nhưng sau thị trường thay đổi, thiếu kinh nghiệm nên phá sản.
Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU và kết hôn với một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương. Lúc này Liên Xô vừa sụp đổ đang rơi vào hỗn loạn, xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế. Ở Việt Nam thì đang thực hiện Đổi Mới. Hai vợ chồng quyết định không về nước mà chuyển tới sống ở Kharkov, Ucraina. Lúc rời xuống Kharkov, theo lời Phạm Nhật Vượng (khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ vào tháng 1 năm 2019) thì ông còn nợ 40,000 USD. Vay mượn tiền từ bạn bè và người thân được 10,000 USD, ông và bà Hương mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long, ở Kiev, Ucraina.
Ngày 8/8/1993, Phạm Nhật Vượng bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu “Mivina” sau khi vay 100,000 USD từ những người bạn Việt với lãi suất 8% một tháng.Hoạt động kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng tại Ukraine diễn ra rất thuận lợi. Đến năm 1995, thương hiệu mỳ “Mivina” bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine. Nguyên liệu cho mỳ “Mivina” được nhập từ Việt Nam và Đài Loan. Sản lượng mỳ “Mivina” là 1 triệu gói trong năm 1996. Ông tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói năm 1999 và bột khoai tây năm 2000.
Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói.
Năm 2010, công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ đã mua lại công ty sản xuất đồ ăn nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom của ông Phạm Nhật Vượng với giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói về quê hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang.Và Từ đó đến nay ông đã trở thành doanh nhân số một việt nam.
Đỗ Quang Hiển
Ông Hiển sinh 29 tháng 10 năm 1962 tại Hà Nội.
Đỗ Quang Hiển học khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1984-1987, sau khi tốt nghiệp ngành vật lý vô tuyến, ông làm việc tại Xí nghiệp sửa chữa máy thu hình, Đài Phát thanh Hà Nội. Sau đó, ông gia nhập Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Năm 1993, ông mở hãng tư. Hãng T&T của ông lúc đầu buôn bán các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông…
Khi T&T đã vững vàng trên thị trường điện tử – điện lạnh, Đỗ Quang Hiển lan sang thị trường xe gắn máy, đầu tư vào dây chuyền lắp ráp xe gắn máy.
Năm 2007, ông đầu tư vào lĩnh vực tài chính, trở thành cổ đông chính (14%) và Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Sau đó, T&T cùng SHB tham gia góp vốn thành lập một hệ thống định chế tài chính gồm Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).
Cùng năm, T&T thành lập liên doanh T&T Baoercheng xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm ngành nhựa công nghiệp và dân dụng và thành lập CTCP Đầu tư Khai thác & Chế biến Khoáng sản T&T Hà Giang.
Tháng 8 2015, T&T công bố đã mua cảng Quảng Ninh từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines.
Ngoài ra, 2 công ty do bầu Hiển làm chủ tịch là T&T Group và Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) cũng sẽ trở thành cổ đông chiến lược đối với một doanh nghiệp nhà nước lớn khác là Tổng công ty Rau quả Nông sản – Vegetexco, họ hiện đang đăng ký mua 50% cổ phần.
Trần Bá Dương
Ông sinh năm 1960 tại Huế.Ông Dương lớn lên trong thời bao cấp, cha mất sớm, mẹ phải bươn chải nuôi anh em ăn học. Trước đây, gia đình Trần Bá Dương ở Đà Lạt. Cha mẹ từ Huế vào lập nghiệp, từ người làm rau, bán rau trở thành một Công ty cung cấp rau.
Dù rằng cuộc sống nghèo khổ nhưng ông vẫn được học hành đầy đủ. Năm 1983, ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM với tấm bằng kỹ sư chuyên ngành máy nâng chuyển bốc xếp.
Sau đó, ông Dương đầu quân cho Nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai và nổi tiếng với danh xưng “anh thợ sửa xe có bằng đại học”. Từ năm 1987 – 1990, ông đảm nhận vị trí Quản đốc xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai.
Tiếp theo đó, từ 1991 – 1997, ông được thăng chức trở thành Quản đốc xưởng sửa chữa – xí nghiệp cơ khí giao thông Đồng Nai.
Sau quá trình hoạt động tại đây, năm 1997, thợ máy Trần Bá Dương xin nghỉ việc và thành lập xưởng sửa chữa của riêng mình. Xưởng sửa xe này chính là tiền thân của Thaco – bệ phóng thành công của ông Dương sau này.
Công ty ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập cùng năm 1997. Tiếp đó đến năm 2000, ông mở xưởng lắp ráp xe tải hạng nhẹ mang thương hiệu KIA. Sản phẩm chưa làm xong đã kín đơn đặt hàng.
Ông Trần Bá Dương là Chủ tịch của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) từ năm 2007. Tư tưởng của ông được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Ông luôn tìm tòi những dự án tốt nhất cho THACO và giúp công ty phát triển vượt bậc.
HKT tổng hợp
Có gì đặc biệt trong chiếc Richard Mille Rm 57-03 Tourbillon giá 2 triệu usd
Xe Rolls-Royce làm nhiều đại gia điêu đứng,tan cửa nát nhà..
TT Donald Trump cảnh cáo Trung Quốc phải dừng trấn áp vũ lực tại HongKong