Các mạng xã hội khá phổ biến ở Việt Nam như Zingme, Yume.vn, Tamtay.vn (hiện đã ngừng hoạt động), Zalo.vn, Go.vn… và gần đây có Biztime và Gapo. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều rơi vào cảnh vườn không nhà trống.
Ở Việt Nam không thiếu các mạng xã hội xưng danh là mạng xã hội Việt, nhưng rất ít trong số đó tồn tại được quá một năm trước khi phải khai tử. Zalo.vn (và sân sau Zing.me) có lẽ là mạng xã hội được xem như là thành công nhất của Việt Nam, đáng tiếc là mạng xã hội này từng dính nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ khi giới lập trình viên giải mã và chỉ ra sự liên hệ của mã nguồn Zalo với mạng xã hội Wechat phổ biến ở Trung Quốc. Và Công ty sở hữu Zalo đã bị bán lại phần lớn cổ phần cho phía Trung Quốc.
Zing.me
Zalo
Zalo không chính thức đăng ký hoạt động mạng xã hội nhưng từ “mạng xã hội Zalo” luôn được Zalo nhắc tới trong các thông cáo báo chí của Zalo Group gửi đến giới truyền thông. Khác với anh em Zing.me cùng nhà VNG, Zalo được phát triển từ một ứng dụng chat đa phương tiện (OTT) và dần mở rộng tính năng chia sẻ thông tin trên tường theo dòng thời gian (timeline) tương tự các mạng xã hội chính thức khác. Zalo hiện đã thu hút được hơn 10 triệu tài khoản người dùng tại Việt Nam.
Số phận “người mới” Biztime, Gapo,Hahalolo, Hoa sen… liệu có khác?
Mới nhất, Một mạng xã hội có tên Hoa Sen của một công ty Việt lập ra được tuyên bố thu hút tới 1.200 tỉ đồng gọi vốn và dự kiến sẽ bắt đầu cho phép tải bản beta từ giữa tháng 9 tới. Mạng xã hội này dự kiến sẽ tập trung khai thác nội dung, tặng token người dùng… nhằm tạo ra khác biệt với Facebook và các mạng xã hội khác. Tuy chưa ra đời, nhưng đã có không ít ý kiến lo ngại MXH tiếp tục đi theo vết xe đổ của các mạng xã hội Việt trước đó, các lo ngại này không phải là không có cơ sở khi những ý tưởng mà Công ty này đưa ra không có gì mới mẻ và còn khá mơ hồ, dù theo tuyên bố của họ đã có 200 kỹ sư tham gia phát triển.
Mạng xã hội là cuộc chơi đòi hỏi sự đầu tư tiền của và sự sáng tạo về nội dung để thu hút người dùng tham gia, nếu không có người dùng và nội dung của họ chia sẻ thì mạng xã hội khó mà tồn tại. Đó là lý do nhiều mạng xã hội ở Việt Nam ra mắt rình rang nhưng rồi dần rơi vào quên lãng và buộc phải ra đi không kèn không trống.
Sau Zalo, một số mạng xã hội khác manh nha lập ra với mong muốn tạo được khác biệt nhưng đều… chết yểu với hàng tá lý do, từ vi phạm nội dung nhạy cảm cho tới việc không thu hút được người dùng hoặc đơn giản là không hợp thời nữa. Sự chết yểu này phổ biến đến mức có một thời cứ có mạng xã hội Việt nào ra đời là người dùng lại dự đoán được cái kết tất yếu của nó.
Bên cạnh đó lỗi lo của người dùng không tin tưởng vào tính bảo mật của MXH Việt nam cho những thông tin cá nhân của họ khi tham tham gia cũng là một trong những lý do rất đúng đắn mà người dùng lo ngại. Bởi khi dùng MXH của nước ngoài thì họ sẽ là những thành viên rất nhỏ trong vô vàn những người tham gia, nhưng nếu sử dụng MXH Việt nam thì không ai dám chắc được điều gì sẽ xảy ra. Và hơn nữa đó là sự tự do khi sử dụng MXH nước ngoài,điều này chắc chắn sẽ không có nhiều khi sử dụng MXH Việt Nam.
Theo Thanhnien
Em Chồng Bộ Trưởng Y Tế có cổ phẩn tại Công Ty bán thuốc giả VnPharma ?
Cảnh sát Hong Kong dùng vòi rồng,đạn hơi cay giải tán người biểu tình đòi bầu cử tự do.
Tổng cục Hải quan nói gì về kết quả kiểm tra Asanzo và các công ty “ma”?
Vụ gây rối của Đại uý Hiền không phải là đầu tiên xảy ra tại sân bay.